Với kiến trúc cổ xưa mang đậm nét truyền thống Việt Nam, phố cổ Hội
An là điểm đến nổi tiếng luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách du
lịch cả trong lẫn ngoài nước. Nếu bạn đang lên kế hoạch tìm hiểu và khám phá cổ
trấn đặc biệt này, nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc như Du lịch Hội An nên đi
đâu? Ăn gì hấp dẫn? chưa được giải đáp. Vậy thì hãy để Đất Việt Tour giúp bạn có
cái nhìn rõ nét hơn về Hội An trong bài chia sẻ này nhé!
PHỐ CỔ HỘI AN NẰM Ở ĐÂU?
Phố cổ Hội An nằm ở phía Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam và chỉ
cách TP. Đà Nẵng khoảng chừng 30km. Ngày trước, phố cổ Hội An từng là cảng thị
sầm uất là cột mốc giao thương quan trọng của thương lái Việt Nam và quốc tế
trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Bên cạnh đó, phố cổ Hội An còn được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào ngày 04/12/1999.
Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong như minh chứng cho sự
hoài cổ tại Hội An
Toàn bộ khu phố cổ có diện tích khoảng 2km2, nằm trọn trong phường
Minh An. Đường ở phố cổ Hội An được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những
con đường ngắn và hẹp, uốn lượn bao bọc những ngôi nhà. Và đường Trần Phú là
đường chính là ở phố cổ, đây là con đường tiêu biểu tập trung nhiều công trình
kiến trúc quan trọng cũng như những ngôi nhà cổ tượng trưng cho kiến trúc Hội
An.
NÊN KHÁM PHÁ PHỐ CỔ HỘI AN VÀO THỜI GIAN NÀO?
Du lịch Hội An, du khách hãy chọn thời điểm từ khoảng tháng 2 - tháng
4 hằng năm. Bởi khoảng thời gian này khí hậu ở Hội An rất dễ chịu, trời ít mưa,
không nắng oi bức như mùa hè. Đây chính là thời gian lý tưởng để bạn thoải mái
tìm hiểu những cảnh đẹp ở Hội An cũng như trải nghiệm các hoạt động lý thú.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HỘI AN
Một chuyến du lịch Đà Nẵng kết hợp tham quan phố cổ Hội An là hành trình yêu
thích của đa số du khách. Để đến Đà Nẵng, bạn có thể di chuyển bằng máy bay, xe
khách hoặc tham gia các tour du lịch Đà Nẵng trọn gói. Sau đó bạn có thể
lựa chọn các phương tiện sau để khám phá Hội An:
#Xe buýt hoặc taxi
Từ bến xe trung tâm Đà Nẵng có rất nhiều chuyến xe buýt đi đến Hội An. Với
thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng là bạn đã đến được phố cổ. Các xe buýt này
thường hoạt động từ 5h30 - 17h50 và cứ sau 20 phút lại có một chuyến. Hoặc để
chủ động hơn, bạn nên di chuyển bằng taxi. Một số hãng xe uy tín ở Đà Nẵng như
Mai Linh, Hương Lúa, Sông Hàn...
Có nhiều loại phương tiện để di chuyển đến Hội An
#Xe máy
Đường đi đến Hội An khá nhỏ nên di chuyển bằng xe máy là hợp lý và tiết kiệm
nhất. Tại các khách sạn luôn có dịch vụ cho thuê xe với mức giá dao động
từ 100.000đ - 200.000đ tùy loại xe. Bạn có thể liên hệ quầy tiếp tân và hỏi thuê
chúng.
#Thuê xe hơi
Nếu đi theo nhóm đông, lựa chọn 1 chiếc xe du lịch có người lái là lý tưởng
nhất dành cho bạn. Vừa thoải mái vi vu đến Hội An, vừa có thể kết hợp du lịch
thăm quan 1 số ít địa điểm khác như Bà Nà Hills hay Huế đều được.
PHỐ CỔ HỘI AN CÓ GÌ THÚ VỊ?
Du lịch tham quan Chùa
Cầu - biểu tượng của Hội An
Chùa Cầu hay nói một cách khác là chùa Nhật, được xây dựng vào cuối thế kỷ
XVI. Chùa nằm ngay trung tâm phố cổ, bắt ngang qua dòng sông Hòa thơ mộng. Ngày
trước chùa được xây dựng theo kiểu Nhật, nhưng sau nhiều lần tu bổ, chùa đã mang
đậm nét văn hóa Việt - Trung.
Chùa Cầu được xem là biểu tượng của phố cổ Hội An
Chùa Cầu dài khoảng 18m, điểm nổi bật của chùa là mái che độc đáo được làm
bằng gỗ có sơn son chạm trổ rất công phu. Chùa không có tượng Phật nhưng gian
chính có thờ tượng Bắc Đế Trấn Võ như thể hiện khát vọng về hạnh phúc của người
dân đất cổ Hội An.
Khám phá những ngôi nhà cổ
Nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng, hay nhà cổ Đức An... đều là những công
trình biểu tượng mang ý nghĩa thể hiện cho cuộc sống và văn hóa của người Hội An
thời bấy giờ. Từng chi tiết của mỗi ngôi nhà là sự phối hợp nhiều phong cách
thiết kế khác nhau ở các nước Châu Á, tạo được một tổng thể thật hoàn hảo.
Tham quan những ngôi nhà cổ là cơ hội để hiểu thêm về văn hóa
đặc sắc ở Hội An
Ghé thăm các ngôi nhà cổ là dịp để du khách trải nghiệm không gian văn hóa
đặc sắc ở phố Hội, cảm nhận một Hội An thật hoài niệm, nơi mà dù cho thời gian
có trôi qua bao lâu đi nữa thì cái không khí cổ xưa ở đây vẫn không bị vùi
lấp.
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu hay còn được gọi là chùa ông Bốn, là công trình kiến trúc
cổ nhất tại Hội An. Hội quán Triều Châu gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến
trúc được chạm khắc rất tinh xảo. Cùng với đó là nghệ thuật chạm nổi hoa văn
bằng sành, sứ, vừa mang nét đẹp riêng biệt, vừa tạo ra tính nghệ thuật cuốn hút
cho công trình.
Hội quán Triều Châu là công trình nghệ thuật độc đáo ở phố
cổ
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Là nơi quy tụ các ngành nghề truyền thống lâu đời của Hội An như dệt chiếu,
dệt vải, làm gốm, mũ đan, tre đan, sơn mài... Vào thăm xưởng thủ công mỹ nghệ
Hội An, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng kỹ thuật điêu luyện của
các nghệ nhân, mà còn có thể tham gia các khóa học thú vị tại đây. Và đừng quên
mua một vài sản phẩm để làm quà tặng cho những người thân yêu nhé!
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Ngắm sông Hoài về đêm
Nếu đã du lịch Hội An mà bỏ qua hoạt động thả hoa đăng trên sông Hoài thì quả
là uổng phí lắm nghen. Về đêm, dòng sông Hoài như càng thơ mộng hơn với ánh sáng
rực rỡ của hàng trăm chiếc hoa đăng đủ sắc màu.
Hội An về đêm đẹp lung linh với ánh sáng rực rỡ của hàng trăm
chiếc hoa đăng đủ sắc màu
Du khách có thể mua đèn hoa đăng tại các quầy hàng ven bờ, gửi gắm nguyện ước
vào đó rồi thả xuống dòng nước yên bình. Bên cạnh việc thả đèn, du khách còn có
dịp khám phá một Hội An rất tấp nập về đêm với các cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà
hàng, quán bar độc lạ.
ĐẾN PHỐ CỔ HỘI AN ĂN GÌ?
Bánh mì Phượng
Ở tại số 2B, đường Phan Châu Trinh, Hội An, bánh mì Phượng từng được mệnh
danh là "chiếc sandwich ngon nhất thế giới". Quả là có thử rồi mới biết, tiệm
bánh mì ở chỗ này tuy dân dã nhưng có đến hơn 20 loại nhân bánh khác nhau, thông
dụng nhất là pate, bò cuộn phô mai, thịt xông khói, thập cẩm. Mỗi loại đều mang
hương vị riêng, nhưng khi kết hợp cùng bánh mì nóng giòn thì đúng là "danh bất
hư truyền".
Bánh mì Phượng - món ngon Hội An nổi tiếng khắp thế
giới
Cao lầu
Có thể nói cao lầu chính là niềm tự hào của ẩm thực Hội An. Thoạt nhìn
sơ qua có vẻ giống sợi mì, nhưng sợi bánh cao lầu lại ngắn, dày và dai hơn sợi
mì thông thường. Vào những ngày tiết trời se lạnh, được thưởng thức một tô cao
lầu thấm nước sốt đậm đà, ăn cùng với thịt xá xíu, tóp mỡ rán giòn và rau trụng
thì đúng là cực phẩm.
Cao lầu chính là niềm tự hào của ẩm thực Hội An
Cơm gà Hội An
Cơm gà Hội An là món ngon hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua trong danh sách ẩm
thực phố Hội. Cơm được chế biến theo nhiều phiên bản khác nhau, nhưng phổ biến
nhất là cơm lòng gà và cơm gà xé. Cơm được nấu với nước luộc gà cho màu vàng bắt
mắt, ăn kèm với thịt gà dai mềm và gỏi gà gồm hành tây, cà rốt thơm nồng. Đúng
kiểu hết sảy con bà bảy luôn.
Một dĩa cơm gà Hội An có giá dao động từ 35,000 - 40,000 đồng
cuốn hút thực khách
Nước mót Hội An
Sau khi đã dạo 1 vòng phố phường Hội An để trải nghiệm những món ăn ngon mê
ly rồi, đừng quên tráng miệng cùng ly nước Mót Hội An nhé. Thực chất Mót không
phải tên của thức uống, mà là tên của chủ quán đó. Ở Mót, bạn có thể nếm thử
hương vị của loại "đặc sản" thảo mộc sả chanh rất lạ miệng. Một cốc trà thảo mộc
có vị ngọt dịu, thanh mát, thích hợp để giải nhiệt ngày hè.
Một cốc thảo dược Mót Hội An giúp thanh lọc cơ thể, giải
nhiệt ngày hè
Phố cổ Hội An - nơi mà cuộc sống cứ bình lặng như thế. Dù là những mái ngói
cũ phủ đầy rêu phong hay những bức hoành phi chạm trổ tinh vi đều mang vẻ đẹp
thật hoài niệm, khiến bao tâm hồn lỡ lạc vào đều ngẩn ngơ không muốn về. Bạn đã
lên kế hoạch du lịch Hội An chưa? Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ ngay
tổng đài 1800 6700 của cong ty du lich Đất Việt để nhận
tư vấn chi tiết nhé!
Nguồn >>> Khám
phá phố cổ Hội An tự túc đơn giản